Phụ tùng ô tô : Ly Hợp khi nào thì cần phải bảo hành

Một dấu hiếu khác cần chú ý đó là việc ly hợp dễ dàng bị cắt nhả ngay khi vừa mới đạp nhẹ chân côn.
Ly hợp hay còn gọi là amada, côn dùng để kết nối động cơ và hộp số để truyền lực đến bánh dẫn động, hoặc cắt đường truyền lực khi cần thiết. Chi tiết này bị mòn theo thời gian và cần thay thế khi tới hạn.

Ly Hợp khi nào cần phải thay thế?Ly hợp có nhiều loại khác nhau, gồm loại ướt, loại khô, ly hợp đơn đĩa và đa đĩa cùng nhiều kiểu cấu tạo. Ở đây chỉ đề cập đến một trong những loại ly hợp đơn giản nhất ứng dụng trên ô tô là ly hợp ma sát khô đơn đĩa dùng cho các loại xe trang bị hộp số sàn.

Ly hợp là chi tiết đóng vai trò kết nối giữa động cơ và hệ thống truyền động (hộp số) để dẫn động xe. Chi tiết này có hai trạng thái cơ bản là kết nối giữa động cơ và hộp số khi dẫn động và ngắt kết nối khi dừng hoặc khi cần chuyển số. Phần lớn thời gian vận hành, ly hợp không được phép trượt mà phải đảm bảo truyền toàn bộ mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh dẫn động, nhưng trong các trường hợp như đề pa hoặc sang số, chi tiết này có thể trượt tương đối so với bánh đà trong một thời gian ngắn và bị mòn dần theo thời gian.

Tốc độ mòn của ly hợp phụ thuộc rất nhiều vào cách lái của từng người cũng như địa hình và điều kiện đường sá mà xe thường xuyên hoạt động. Chẳng hạn, một người lái xe kinh nghiệm, luôn phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn (bàn đạp ly hợp), ít đạp nhả côn khi không cần thiết, có thể hạn chế được thời gian ly hợp bị trượt. Ngược lại, sự phối hợp giữa chân côn và chân ga thường xuyên không mượt mà, khiến ly hợp bị trượt nhiều hơn bình thường, có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của ly hợp.

Một chiếc xe vận hành thường xuyên trong các đô thị đông đúc như Hà Nội, Sài Gòn, vốn buộc người lái phải liên tục cắt côn, chuyển số và đề-pa, rồi lại phải giảm tốc cắt côn dừng đèn đỏ, sẽ có tuổi thọ ly hợp thấp hơn chiếc xe tương đương nhưng chủ yếu chạy trên đường trường. Hoặc cùng một cách lái, cùng dòng xe, nhưng một chiếc thường xuyên chạy trên đường bằng sẽ ít hại ly hợp hơn so với một chiếc chủ yếu chạy trên đường đồi núi.


Chính vì việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên thời điểm cần phải thay ly hợp không cố định ở một con số cụ thể theo khuyến cáo của nhà sản xuất như một số chi tiết cần thay thế định kỳ khác trên xe. Nhiều chiếc xe chạy tới gần 100.000km nhưng ly hợp vẫn còn hoạt động tốt, nhưng một vài chiếc khác chỉ cần chạy đến 50.000km có thể đã phải thay thế ly hợp.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy ly hợp của một chiếc xe cần phải được thay thế. Đầu tiên là dấu hiệu bị trượt nhiều hơn bình thường, thể hiện qua việc xe kém độ bốc. Thử tăng tốc nhanh chiếc xe, đạp ga rồi lần lượt chuyển số sang các cấp cao dần, nếu tốc độ động cơ tăng nhưng vận tốc của xe tăng không tương xứng và có cảm giác ì trong một khoảng thời gian dài, thì có nghĩa là ly hợp nhiều khả năng bị trượt do đã mòn nhiều.

Trong trường hợp này, ly vẫn có thể bám nhưng không mượt, tạo nên cảm giác giật cục cũng là một triệu chứng cho thấy ly hợp sắp tới hạn phải thay thế. Một cách thử khác đó dừng xe ở nơi an toàn, khởi động máy, gài số sang các cấp số cao hơn 1 (ví dụ số 3) rồi nhả bàn đạp ly hợp, nếu xe không chết máy ngay mà tốc độ động cơ tăng lên trong khi xe không di chuyển nhiều, thì có nghĩa là ly hợp có độ trượt lớn, nên cân nhắc tới việc thay thế.

Một dấu hiếu khác cần chú ý đó là việc ly hợp dễ dàng bị cắt nhả ngay khi vừa mới đạp nhẹ chân côn. Không phải mọi trường hợp chỉ cần đạp nhẹ chân côn ly hợp đã cắt nhả là do mòn ly hợp, mà có thể là do áp lực dầu thủy lực dẫn động đĩa ép không đúng, hoặc một lý do khác nằm bên trong cơ cấu vận hành đĩa ép.

Khi ly hợp bị trượt nhiều và mòn, một dấu hiệu khác có thể nhận biết đó là mùi khét thoát ra từ gầm xe sau mỗi lần đề pa nhanh. Các hiện tượng khác như khó cắt ly hợp, khó chuyển số cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân hệ thống ly hợp cần phải được kiểm tra thay thế.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *